Trang trí nhà cửa đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại không khí Tết. Bạn có thể sử dụng các vật dụng trang trí truyền thống kết hợp với phong cách hiện đại để ngôi nhà thêm phần mới mẻ.

Chuẩn bị nhà cửa đón Tết Nguyên Đán: Hướng dẫn chi tiết và dễ thực hiện

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, việc chuẩn bị nhà cửa đón Tết không chỉ giúp không gian sống thêm phần sạch sẽ, mà còn tạo không khí vui tươi, đầm ấm. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy các gợi ý chuẩn bị nhà cửa đón Tết một cách chi tiết, dễ thực hiện như “chuẩn bị nhà cửa,” “dọn dẹp nhà cửa,” “trang trí nhà cửa,” và “tạo không khí Tết.”

Dọn dẹp nhà cửa là công việc không thể thiếu khi chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Dọn dẹp không chỉ mang lại sự sạch sẽ mà còn giúp tinh thần thoải mái hơn. Sau đây là các bước cơ bản để bạn bắt đầu.

Việc chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa đón Tết cần có kế hoạch rõ ràng để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể chia công việc theo từng khu vực như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp.

Trong quá trình dọn dẹp nhà cửa, hãy xem xét những vật dụng không còn sử dụng và loại bỏ chúng. Điều này sẽ giúp không gian trở nên rộng rãi hơn, sẵn sàng đón tài lộc trong năm mới.

Đừng bỏ qua các khu vực như cửa sổ, bếp và nhà vệ sinh. Những nơi này thường bám bụi và dầu mỡ, cần phải được làm sạch kỹ lưỡng. Việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết sẽ hoàn hảo hơn nếu bạn chú ý đến từng chi tiết nhỏ này.

Tạo không gian bếp ấm cúng để đón Tết

Không gian bếp là nơi gia đình quây quần trong những ngày Tết, vì vậy việc chuẩn bị cho khu vực này là rất quan trọng.

Trước khi Tết đến, hãy dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp, lau chùi các vật dụng và sắp xếp lại đồ dùng. Việc này không chỉ mang lại sự gọn gàng mà còn giúp bạn dễ dàng nấu nướng trong suốt kỳ nghỉ.

Hãy lên kế hoạch mua sắm và chuẩn bị thực phẩm trước vài ngày để tránh việc thiếu thốn nguyên liệu trong những ngày Tết. Bạn có thể mua các loại thực phẩm như bánh chưng, thịt kho, dưa hành, và trái cây để chuẩn bị cho mâm cơm gia đình.

Bàn ăn cũng cần được trang trí đẹp mắt với các vật dụng như khăn trải bàn, chén đĩa mới, và bình hoa. Điều này giúp bữa cơm ngày Tết trở nên ấm cúng và trọn vẹn hơn.

Việc chuẩn bị nhà cửa đón Tết Nguyên Đán là một công việc quan trọng, giúp mang lại sự may mắn, tài lộc và không khí ấm cúng cho gia đình. Qua các bước dọn dẹp nhà cửa, trang trí, sắp xếp bàn thờ và tạo không gian bếp ấm cúng, bạn sẽ có một ngôi nhà sạch đẹp, tràn ngập không khí Tết. Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ để tạo nên một dịp Tết Nguyên Đán hoàn hảo và đáng nhớ cho cả gia đình.

Chuẩn bị nhà cửa chào đón Tết Nguyên Đán là một công việc quan trọng giúp không gian sống thêm phần sạch sẽ, ấm cúng và tràn ngập may mắn. Bắt đầu bằng việc dọn dẹp, trang trí và sắp xếp bàn thờ tổ tiên, bạn sẽ tạo nên không khí vui tươi và thịnh vượng cho gia đình. Đừng quên làm mới gian bếp để mỗi bữa cơm ngày Tết thêm trọn vẹn và đầm ấm.

Bài viết bởi Văn phòng phẩm Thịnh Đại Phát.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan về chuẩn bị nhà cửa và mẹo hay cho ngày Tết để có một mùa xuân hoàn hảo nhất!

- Sơn móng tay màu trắng ngọc trai hoặc xanh ngọc

- Sơn màu hồng phấn, đỏ/hồng cánh sen và đen

- Cọ vẽ, dụng cụ chấm bi, khay nhựa

Bước 1: Đầu tiên, các nàng cần phủ đều một lớp sơn dưỡng móng lên toàn bộ móng tay.

Bước 2: Quét một lớp mỏng sơn màu xanh ngọc lên toàn bộ bề mặt móng tay. Để lớp sơn được đều và lên màu chuẩn hơn, bạn có thể khéo léo sơn một lớp mỏng, sau đó đợi một chút cho sơn khô rồi phủ thêm một lớp sơn nữa.

Để lớp sơn đều màu và đẹp hơn, bạn nên sơn hai lớp sơn nền mỏng kế tiếp nhau.

Bước 3: Sử dụng cọ vẽ và lọ sơn màu đen để  tạo hình cành hoa đào. Bạn có thể tham khảo cách vẽ họa tiết hai cành hoa so le nhau: một cành ở phía đấu móng, một cành ở gần chân  móng. Các nhánh phụ nên vẽ mảnh hơn cành cây chính để trông tự nhiên hơn.

Vẽ hai nhánh hoa đào so le nhau để phần móng trông hài hòa, cân đối, tự nhiên

Bước 4: Đổ một ít sơn màu hồng phấn ra khay, sử dụng cọ chấm bi để tạo hình cánh hoa đào trên các nhánh hoa.

Để bông hoa trông đẹp mắt, các nàng nên chấm 5 chấm tròn đều nhau liền kề tạo hình bông hoa anh đào 5 cánh ở phần chân nhánh, còn phần ngọn nên tạo hình các bông hoa nhỏ với 3 cánh.

Nếu còn các khoảng trống trên móng, các nàng có thể ngẫu hứng chấm một vài chấm hồng tạo hình cánh hoa đang rơi trong gió xuân để thêm phần uyển chuyển,   lung linh cho móng.

Hình ảnh cánh hoa đào  được vẽ  bằng dụng cụ chấm bi

Sau khi tạo hình cánh hoa xong là các nàng đã hoàn thành được 80% bộ nail của mình

Bước 5: Sau khi phần sơn các cánh hoa đã khô, tiếp tục đổ sơn màu đỏ hoặc hồng cánh sen ra khay và dùng cọ vẽ chấm vào vị trí nhụy hoa.

Bước 6: Làm sạch phần sơn bị lem trên tay và đợi cho sơn khô hoàn toàn, sau đó phủ một lớp mỏng sơn bóng  lên toàn bộ móng tay để lớp sơn vừa thực hiện được bền màu và móng được bóng đẹp hơn.

Họa tiết hoa đào trên móng tay nhìn rất dễ thương và không hề khó thực hiện

Như vậy, chỉ với các bước thật đơn giản, chị em đã hoàn thành cho mình bộ nail lộng  lẫy với họa tiết hoa đào và sẵn sàng xuống phố đón xuân rồi. Với óc tưởng tượng và đôi tay khéo léo, các nàng cũng có thể sáng tạo thêm nhiều họa tiết hoa với màu sắc khác nhau, hoặc  thêm vào một chút nhũ để bộ nail s của mình thêm nổi bật và lộng lẫy  hơn! Hy vọng hướng dẫn  vẽ nail hình hoa đào sẽ giúp các nàng có thêm một lựa chọn để làm đẹp cho bản thân trong năm mới này.

Những ngày này, người ta bắt đầu dọn nhà đón Tết. Dọn vào ngày nào, mức độ nào thì tùy vào điều kiện, quỹ thời gian của mỗi gia đình, nhưng ít có ai không tính đến chuyện này. Dù có bận cỡ nào thì người ta vẫn sắp xếp để làm, không làm thì coi như thiếu điều gì đó trong nhà mình, khi nơi nơi người ta đang trang hoàng đón Tết.

Người ta thường quan niệm rằng “Nhà là tổ ấm”, điều này có lẽ mỗi người đều cảm nhận được. Chúng ta dù có vui vẻ bên ngoài với bè bạn, tri kỷ, dù có thích thú với những chuyến đi chơi xa hay khoái khẩu với những bữa ăn lạ miệng, thịnh soạn hơn so với cơm nhà đi chăng nữa... thì sau tất cả, người ta lại muốn trở về nhà mình. Thân thương, bình yên nhất vẫn là nhà. Đi đâu rồi cũng muốn trở về nhà. Ngủ ngay chỗ mình vẫn ngủ. Ăn những bữa cơm bên bếp ăn quen thuộc của nhà mình với những món ăn tuy đạm bạc nhưng sẽ không làm ta ngán như khi ăn mãi bên ngoài. Vì vậy, “chiếc tổ” ấy luôn cần được gìn giữ chỉn chu để nuôi nấng ta từng ngày, dù ta có lớn lên, già đi theo năm tháng.

Mới đây tôi xem trên TikTok, thấy có dịch vụ dọn nhà đón Tết với giá cả tùy theo quy mô, kích thước ngôi nhà. Nhưng ít gì thì cũng tầm 5 triệu đồng trở lên nếu dọn nhà nguyên căn. Họ gọi đó là dịch vụ “dọn nhà ăn Tết dành cho người lười” - khá hài hước với khái niệm này, nhưng hình như nó... đúng! Bởi người ta không dọn nhà (mà phải thuê) chủ yếu do lười, chứ không đổ lỗi do... bận được! Bởi dù bận cỡ nào thì khi ta sắp xếp, vẫn còn chỗ trống ưu tiên cho việc dọn tổ ấm của chính mình, và nhất là khi ta xem đó là công việc mình yêu thích, mình tự nguyện làm.

Chị đồng nghiệp của tôi, công việc cuối năm khá tất bật nhưng khi tôi hỏi chị có thuê người dọn nhà đón Tết không, chị trả lời rất dứt khoát: không! Theo chị, dọn nhà ăn Tết thì chính mình làm mới có ý nghĩa, mới tạo không khí Tết trong ngôi nhà mình. Chồng vợ, cha con, mẹ con cùng làm, căn nhà được bới tung từng ngóc ngách để lau chùi, khá vất vả vậy mà niềm vui lại đong đầy. Lau bộ bàn ghế chạm trổ khéo léo, trịnh trọng dọn lại bàn thờ tổ tiên, chùi bóng lại bộ lư đồng, rồi trưng bày những vật phẩm Tết xung quanh các gian phòng... Thế là có Tết trong nhà mình rồi!

Dọn nhà đón Tết vì vậy từ lâu cũng trở thành cái nếp trong những ngày giáp Tết. Người ta vẫn giữ nó cho dù cuộc sống tất bật. Giữ gìn sạch đẹp tổ ấm trong mùa xuân về cũng là cách người ta mang không khí Tết về cho nhà mình.