Số cuộc hôn nhân vẫn tiếp tục giảm ở Hàn Quốc. Ảnh: News1.

Nối Dating | Dịch vụ mai mối hẹn hò

Dịch vụ mai mối hẹn hò hiệu quả tại Việt Nam

Với dân số trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lúa gạo lớn nhất thế giới. Cho đến nay, nông nghiệp Trung Quốc đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về gạo, nhưng do vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nạn làm hàng giả, hiện nay Trung Quốc đang phải nhập gạo của nước ngoài vì người Trung Quốc cũng không dám ăn gạo của chính họ làm ra. Không những vậy, một số nước khác cũng bị vạ lây vì gạo giả, gạo độc hại có xuất xứ Trung Quốc...

Các bao gạo giả cảnh sát Indonesia thu được.

Indonesia náo động vì “gạo tổng hợp Trung Quốc”

Ngày 25/5/2015, các báo chính thống xuất bản ở Indonesia đều đưa tin: Ngày 20/5, cảnh sát nước này khi lục soát một cửa hàng gạo ở quận Bantargebang phía Đông Thủ đô Jakarta đã phát hiện một số lượng rất lớn gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, tin đồn về gạo giả Trung Quốc bán trên thị trường đã gây xôn xao dư luận một số nước Đông Nam Á.

Khi bị các nhà báo chất vấn về sự xuất hiện của loại sản phẩm độc hại này trên thị trường, ông Rachmat Gobel, Bộ trưởng Thương mại khẳng định: “Chúng ta không nhập khẩu gạo, vì vậy chúng tôi cần có thời gian để điều tra và có biện pháp xử lý”. Ông cho biết, đã chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tiến hành điều tra và giám sát vụ việc. Ông Widodo, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cũng khẳng định: Bộ Thương mại không hề cấp giấy phép nhập khẩu gạo vì theo quy định, giấy phép chỉ được cấp khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp. Ông cho biết, những kẻ nhập khẩu phi pháp loại gạo này vào Indonesia đã phạm tội, chúng sẽ bị đưa ra xét xử vì vi phạm Pháp lệnh lương thực.

Theo cảnh sát, những thương gia bất lương đã trộn loại “gạo tổng hợp Trung Quốc” này vào gạo sản xuất trong nước rồi bán. Cơ quan điều tra ngày 21/5 đã công bố kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy, thành phần loại “gạo tổng hợp Trung Quốc” này gồm có bột khoai tây và nhựa PVC - thứ nhựa độc hại dùng để sản xuất ống nhựa và vỏ dây điện, ngoài ra còn có một số hóa chất độc hại khác. Các chuyên gia về ẩm thực cho rằng, mỗi bữa ăn 3 bát cơm nấu từ loại gạo tổng hợp này tương đương với việc nuốt một túi nhựa vào dạ dày. Tuy chúng vẫn gây cảm giác no bụng nhưng nguy cơ đau dạ dày và mắc bệnh ung thư là rất cao. Hiện các cơ quan hữu quan của Indonesia đã lập chuyên án và tiến hành điều tra thủ phạm cùng đường dây vận chuyển lậu loại gạo độc hại này từ Trung Quốc vào đất nước họ.

Người Trung Quốc không dám ăn gạo Trung Quốc vì nhiễm độc

Vấn đề ô nhiễm đất nông nghiệp ở Trung Quốc đã đến mức báo động đỏ. Theo số liệu do Bộ Bảo vệ môi trường và Bộ Tài nguyên đất đai công bố tháng 4/2014, có tới 16,1% diện tích đất trồng trọt bị ô nhiễm kim loại nặng, chủ yếu là cadimi; hàm lượng cadimi (Cd) trong đất đai đã gia tăng trong phạm vi toàn quốc, mức tăng lớn nhất ở vùng Tây Nam và ven biển - tới 50%, vùng Hoa Bắc, Đông Bắc và miền Tây cũng ở mức từ 10-40%. Điều đó có nghĩa là lúa gạo trồng ở khu vực nào cũng bị nhiễm độc Cd. Tỉnh Hồ Nam từ xưa đến nay được coi là vựa lúa gạo của Trung Quốc, được đặt tên là “Kho lương Cửu Châu”, lượng lúa gạo do Hồ Nam làm ra mấy năm qua luôn chiếm 16% tổng sản lượng cả nước. Điều bất hạnh là giờ đây, “quê hương lúa gạo” Hồ Nam cũng lại là “quê hương kim loại màu”. Trên thực tế, Hồ Nam là một trong số các tỉnh có sản lượng kim loại màu cao nhất Trung Quốc. Do việc khai thác và sản xuất quy mô lớn, bất chấp các quy định pháp luật nên đã gây nên tình trạng ô nhiễm cadimi đất đai nghiêm trọng. Kết quả phân tích cho thấy, lượng Cd trong gạo Hồ Nam đã lớn hơn tiêu chuẩn quốc gia cho phép tới 21 lần.

Cadimi đã bị cơ quan nghiên cứu bệnh ung thư quốc tế liệt vào danh sách chất tác nhân gây ung thư lớn hàng đầu. Nếu người ta ăn gạo có chứa chất này hàm lượng cao trong thời gian dài sẽ rất hại cho sức khỏe và nguy cơ bị ung thư rất cao. Do cơ thể người có cơ chế trao đổi chất, hàm dư lượng cadimi tích tụ khoảng 10-30 năm sẽ tàn phá các cơ quan nội tạng như thận, gây chứng nhức xương, thậm chí gây hại đến thế hệ sau.

Theo Đông phương Nhật báo, khoảng hơn 10% diện tích đất trồng lúa của Trung Quốc đã bị ô nhiễm kim loại nặng, mỗi năm vùng đất ô nhiễm này sản xuất 12 triệu tấn gạo; cũng tức là 1/10 số gạo của Trung Quốc bị nhiễm độc kim loại, vì vậy một số lượng không nhỏ người Trung Quốc đang gặp nguy cơ về sức khỏe từ bữa cơm hàng ngày.

Tân Hoa xã: Mỗi năm trên thị trường có 9 triệu tấn gạo đặc sản rởm

Ở Trung Quốc gạo sản xuất ở Ngũ Thường, tỉnh Hắc Long Giang là loại đặc sản nổi tiếng dẻo, ngon, được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, trở thành thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã ngày 26/5, hiện nay 90% lượng gạo bán trên thị trường là đồ dởm. Phóng viên Tân Hoa xã qua điều tra phát hiện: sản lượng gạo sản xuất ở Ngũ Thường cao nhất là 1,05 triệu tấn/năm, nhưng hiện nay trên thị trường mỗi năm bán tới 10 triệu tấn mang nhãn “Ngũ Thường đại mễ”.

NHIỀU CÔ GÁI ĐÃ TÌM ĐƯỢC HẠNH PHÚC CỦA MÌNH

Kết hôn với người nước ngoài không khó như các bạn nghĩ.

Hiện nay việc kết hôn với người nước ngoài đã ngày càng phổ biến và an toàn hơn rất nhiều, hãy để chúng tôi là cầu nối giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm được hạnh phúc của mình qua việc tìm hiểu thêm những chàng trai nước ngoài đang mong muốn có một cô vợ Việt Nam nhé.