Dược học hay dược là lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, phân phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc

Dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc là công việc rất tiềm năng và được rất đông Dược sĩ cao đẳng, đại học lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ và kiến thức chuyên môn tốt. Ngoài lựa chọn làm việc ở những doanh nghiệp Nhà nước, sinh viên còn có cơ hội làm việc tại các công ty dược phẩm tư nhân hoặc doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài với mức lương khá cao.

Bạn có phù hợp với ngành Dược không?

Bên cạnh sự chăm chỉ, khả năng học hỏi và ghi nhớ lượng kiến thức khổng lồ, bạn sẽ phù hợp với ngành Dược nếu sở hữu những đặc điểm sau đây:

IV. Thu nhập của Dược sĩ có ổn định không?

Dược sĩ là việc làm có mức lương ổn định nhưng tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Mức lương Dược sĩ được xếp vào nhóm ổn định trong số những vị trí việc làm trong ngành y dược hiện nay. Thu nhập của Dược sĩ  phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau mà trong đó, trình độ chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương của bạn.

Mức lương nêu ra dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, các số liệu cụ thể và chuẩn xác theo từng thời điểm sẽ khác nhau.

- Mức lương cơ bản của Dược sĩ: Cán bộ và công chức Dược sĩ đang công tác làm việc tại bệnh viện sẽ được hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước là 1,3 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, mức lương của Dược sĩ sẽ  gồm có các thành phần như tiền ưu đãi ngành (40% lương) + phụ cấp Dược sĩ bệnh viện + thưởng khi đạt doanh số (áp dụng đối với Dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc).

- Mức lương của Dược sĩ đại học: Dược sĩ đại học thường sẽ có mức lương khá cao với mức trung bình vì công việc của họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực như quản lý về ngành dược, nghiên cứu về sản phẩm dược, sản xuất và phân phối dược phẩm hay tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo Dược sĩ. Do đó mức lương của họ có thể dao động trong khoảng 30 - 40 triệu/ tháng.

- Mức lương của Dược sĩ cao đẳng: Mức lương Dược sĩ cao đẳng có thể dao động trong khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng. Khoảng thu nhập này có thể tăng lên vào khoảng 10 - 15 triệu tùy theo thâm niên làm việc, năng lực về chuyên môn cũng như các chế độ theo quy định của Nhà nước đối với Dược sĩ.

- Mức lương của Dược sĩ mới tốt nghiệp: Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm do đó mức lương có thể dao động trong mức 5 - 8 triệu đồng/tháng.

Có thể nói, mức lương Dược sĩ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực làm việc của từng cá nhân nên chúng ta khó có thể đưa ra được một con số cụ thể nhất định. Tuy vậy, ngành nghề Dược sĩ vẫn được xem  là một công việc khá ổn định, nhẹ nhàng, không phải quá vất vả nhưng vẫn giúp bạn thăng tiến trong tương lai khá tốt.

Công việc của Dược sĩ là gì?

Dược sĩ khi làm trong các bệnh viện, phòng khám thì sẽ đảm trách các công việc gặp gỡ, phát thuốc theo chỉ định của bác sĩ cho bệnh nhân. Đồng thời còn hướng dẫn, chỉ đạo cặn kẽ và rõ ràng liều dùng cũng như công dụng, tác dụng không mong muốn của thuốc để bệnh nhân nắm rõ và hạn chế các tác dụng không mong muốn khi sử dụng các loại thuốc họ đang dùng. Từ đó đưa ra các hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể cho bệnh nhân về việc sử dụng thuốc một cách an toàn.

Khi bệnh nhân có thắc mắc về thông tin về sản phẩm thuốc về tác dụng, cách sử dụng hay mong muốn biết thêm về các thực phẩm chức năng có thể dùng kèm để cải thiện thể chất nhanh chóng thì lúc này người Dược sĩ có thể giúp người bệnh thỏa mãn các thắc mắc của họ đảm bảo sự chăm sóc bệnh nhân được chu đáo, kỹ càng.

Bên cạnh đó, Dược sĩ còn đảm nhận các việc làm như theo dõi việc nhập, xuất thuốc trong bệnh viện, đảm bảo chất lượng thuốc chính xác. Kiểm định sản phẩm, báo cáo số lượng, loại dược phẩm cho Ban quản lý để nắm rõ tình hình sản phẩm thuốc trong bệnh viện. Nếu Dược sĩ đã có bằng chứng chỉ hành nghề dược và giấy phép kinh doanh thì tự mở nhà thuốc để cung cấp sản phẩm thuốc, dụng cụ y tế, sản phẩm hỗ trợ cho cộng đồng theo kinh nghiệm và sự cho phép của Pháp luật, Bộ Y tế.

Đối với Dược sĩ chuyên nghiên cứu về thuốc vì việc làm của họ chủ yếu tại các cơ sở thí nghiệm và nghiên cứu. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu về các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hay các cơ chế sinh học trong cơ thể con người để tạo ra các sản phẩm thuốc điều trị đặc hiệu cho các loại bệnh lý ở người. Việc làm này đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì, hiểu biết sâu về sinh học vì vậy con đường việc làm này là không dễ đối với nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường.

Dược sĩ còn có thể tham giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về y tế có đào tạo ngành nghề Dược sĩ giúp đào tạo nguồn nhân lực đầy đủ về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo chất lượng y tế cao.

Có nhiều con đường rộng mở đối với học sinh có đam mê với ngành nghề Dược sĩ

Kể từ năm 2017 trở đi Bộ Giáo dục và đào tạo đã thay đổi nhiều quy định trong công tác tuyển sinh. Các trường Đại học và Cao đẳng có thể đưa ra các phương án xét tuyển riêng độc lập. Có thêm nhiều khối thi, các bạn học sinh có thể dễ dàng đạt được ước mơ trở thành sinh viên ngành Dược. Khối A, C hay D điều có thể giúp bạn có được mục đích trở thành Dược sĩ.

Dưới đây là một số khối thi giúp bạn thi vào ngành Dược:

- Khối B00 gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Hoá học, Sinh học.

- Khối A00 gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Vật lý, Hoá học.

- Khối A02 gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Vật lý, Sinh học.

- Khối B03 gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Sinh học, Ngữ văn.

- Khối C08 gồm tổ hợp các môn thi: Ngữ văn, Hoá học, Sinh học.

- Khối A11 gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Hoá học, GDCD.

- Khối D07 gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Hoá học, Anh văn.

Học ngành Dược ra trường làm gì? Ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, sinh viên có thể tự tin đảm nhiệm một trong các công việc:

Tùy thuộc vào bằng cấp, kỹ năng và năng lực bản thân mà sinh viên ngành Dược sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở những vị trí như:

Đào tạo Dược sĩ bao nhiêu năm?

Học Dược hệ đại học mất mấy năm?

Thời gian đào tạo cho Dược sĩ hệ đại học từ 5 - 6 năm. Quá trình đào tạo giúp các bạn sinh viên nắm chắc  các kiến thức về khoa học cũng như dược học cơ bản, kiến thức chuyên môn cơ bản của ngành dược và kiến thức về mặt kỹ năng, chuyên ngành như kiểm định sản phẩm thuốc, quản lý dòng sản phẩm và phân phối dược phẩm. Bên cạnh đó sinh viên cũng được trang bị kiến thức của các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ và duy trì thể chất khỏe mạnh cho người dân trong các điều kiện cụ thể khác nhau.

Ngoài ra, những sinh viên Dược sĩ hệ đại học sẽ được đào tạo các khóa về kỹ năng giao tiếp bán dược phẩm, hướng dẫn sử dụng thuốc và cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả.

Học Dược hệ cao đẳng mất mấy năm?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên ngành Dược hệ cao đẳng cần được đào tạo trong 3 năm mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Đây là khoảng thời gian rất quan trọng để sinh viên trang bị vững vàng về kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc làm tốt nhất sau khi ra trường. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng khác thiết yếu để phục vụ công việc sau này.

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp bằng Cao đẳng chính quy, có cơ hội làm việc trong các vị trí nhất định phù hợp hoặc có thể liên thông lên học ngành Dược hệ Đại học.

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Dược thường sẽ kéo dài trong 18 - 24 tháng. Điều kiện để có thể đăng ký theo học là đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm công tác và làm việc, trình độ ngoại ngữ cùng các chứng chỉ cần có liên quan cho ngành nghề Dược sĩ.

Có thể thấy, ngành Dược nói riêng và các ngành khác trong khối ngành sức khỏe luôn có thời gian đào tạo khá dài. Lý do bởi vì đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sinh con người. Do đó, khâu đào tạo nhân lực yêu cầu phải bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tiêu chí đầu ra chất lượng.

Quá trình đào tạo trường kỳ giúp rèn giũa Dược sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn cao và sức khỏe tốt. Ngoài ra còn có khả năng nghiên cứu, điều chế dược phẩm, tiếp thị sản phẩm, quản lý và phân phối nguồn sản phẩm dược liệu. Do đó quá trình đào tạo Dược sĩ sẽ gồm các môn học như sau:

- Môn học khoa học cơ sở như toán - xác suất thống kê, sinh học, công nghệ thông tin, chủ nghĩa Mác - Lê nin,… Những môn học này nhằm đáp ứng Dược sĩ đầu ra nắm vững kiến thức cốt lõi về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng được các kiến thức đó vào cuộc sống, vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Đồng thời còn có kiến thức cơ bản về các khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp và khả năng sáng tạo.

- Môn học về dược khoa như giải phẫu, hóa sinh, lý sinh, dược lý,… nhằm đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hiểu rõ cơ chế sinh học để từ đó có thể sản xuất, phân phối thuốc có nguồn gốc sinh học, hóa dược, dược liệu. Bảo đảm chất lượng nguồn dược liệu, nguyên liệu làm thuốc chất lượng, bảo quản chất lượng dược liệu và cách sử dụng thuốc hiệu quả. - Môn học về kỹ năng mềm, kỹ năng kiểm định, nghiên cứu giúp cho Dược sĩ có khả năng giao tiếp tốt với cộng đồng, với đồng nghiệp cũng như người bệnh. Ngoài ra họ có thể tham gia vào nghiên cứu điều chế sản phẩm thuốc, các kiểm định đúng chuẩn tạo nên sự uy tín cho ngành nghề.