Con trai lớn của nghệ sĩ Hoàng Sơn tên là Nguyễn Phạm Hoàng Hải, năm nay 26 tuổi. Hoàng Hải bước chân theo nghiệp cha từ lúc 4 tuổi với bộ phim "Xóm cũ" của cố đạo diễn Lê Cung Bắc. Sau này, những phim mà Hoàng Hải tham gia phải kể đến: Lật Mặt 2, Mật mã hoa hồng vàng, Bố ơi, mẹ có về không...

Chưa vợ con nên may mắn sống được với nghề

Hoàng Hải đóng phim lần đầu năm 4 tuổi. Tính đến nay cũng đã hơn 20 năm làm nghề. Trong từng đó thời gian làm nghề, điều mà cha đã dạy bạn là gì?

Tôi đóng phim từ năm 4 tuổi nhưng sau đó ngừng lại mười mấy năm để đi học. Tôi tốt nghiệp một khóa học ngắn hạn về đạo diễn và biên kịch ở Singapore chứ không học trường sân khấu điện ảnh ở Việt Nam.

Ba dạy tôi rất nhiều nhưng điều ba nhắc nhiều nhất là: khi học kịch bản, mình không chỉ học thoại của mình mà phải nhớ thoại của cả bạn diễn để nắm đường dây kịch bản, tâm lý phát triển nhân vật, để mình biết nhân vật của mình thế nào trong cảnh quay đó, sét quay đó.

Hoàng Hải từng diễn chung với cha trên sân khấu Sao nối ngôi.

Hoàng Hải nghĩ gì khi nhắc tới bạn, người ta luôn gọi là "con trai Hoàng Sơn" chứ không phải đạo diễn – diễn viên Hoàng Hải?

Điều đó cũng bình thường vì thực tế đúng là như vậy. Tôi là con của ba tôi – danh hài Hoàng Sơn. Tôi cũng được truyền dòng máu nghệ thuật từ ba. Tôi tiếp xúc với nghề này cũng từ ba nên người ta gọi vậy là đúng. Tuy nhiên, tôi cũng mong mọi người sau này khi nhắc tới tôi thì thêm vào vài chữ "diễn viên, đạo diễn Hoàng Hải".

Sinh ra trong con nhà nòi lại có điều kiện kinh tế. Bạn có bị áp lực kinh tế khi làm nghệ thuật không?

Áp lực chứ. Trong thời buổi dịch bệnh như thế này thì mình phải tính toán kỹ càng hơn, bước đi vững chắc hơn chứ không đánh liều được.

Tôi may mắn sống được với nghề mà không phải làm công việc tay trái. Tôi chưa có vợ con, sống được với nghề là tôi tự lo được cho mình và thỉnh thoảng tặng quà được cho gia đình. Với tôi thế là đủ. Vì tính lâu dài cho sau này lập gia đình nên tôi mới nâng cấp mình lên mà làm đạo diễn.

Tập 23 đã ghi lại sự gặp gỡ giữa "cha con danh hài" Hoàng Sơn và "đôi bạn ăn ý" mẹ con diễn viên Thanh Hiền.

Cả nhà thương nhau có sự tham gia của bé Hoàng Khang (7 tuổi) cùng cha là nghệ sĩ Hoàng Sơn và bé Thanh Vy (6 tuổi, tên thân mật là Grammy) cùng mẹ là diễn viên Thanh Hiền. Sự lém lỉnh, tinh nghịch, hiếu động của cậu nhóc Hoàng Khang dường như đối lập với sự e dè, nhẹ nhàng của cô bé Thanh Vy, tạo nên không khí vui vẻ cho cả trường quay.

Bên cạnh đó, màn trêu chọc qua lại giữa vợ chồng Lâm Vỹ Dạ - Hứa Minh Đạt với nghệ sĩ Hoàng Sơn cũng khiến khán giả được phen cười nghiêng ngã. Ngay khi vừa xuất hiện cùng con trai, nam nghệ sĩ đã bị Hứa Minh Đạt gọi với danh "ông nội của con trai". Ngay lập tức, Hoàng Sơn đáp lại: "Ủa kêu tới đây làm nhục tui hả?".

Cặp "cha con danh hài" Hoàng Sơn - Hoàng Khang

Ở độ tuổi U.60, nghệ sĩ Hoàng Sơn đón nhận thêm niềm hạnh phúc làm cha khi con trai Hoàng Khang ra đời. Bởi khoảng cách tuổi tác giữa hai cha con khá lớn nên luôn bị nhầm tưởng là hai ông cháu. Thậm chí, Hoàng Sơn còn... quên tuổi thật của con trai khiến cậu bé giận dỗi. Hoàng Khang một mực khẳng định mình 7 tuổi, trong khi bố Hoàng Sơn lại nhớ là con vừa đủ 6 tuổi thôi.

Qua phần Thế giới của con, hai bé Hoàng Khang và Thanh Vy đã được dịp thể hiện quan điểm và góc nhìn cá nhân với cha mẹ. Chỉ qua cách lựa chọn việc sẽ giúp đỡ ai trong một bức tranh được chương trình đưa ra, Hoàng Khang cho thấy mình là một cậu bé có thiên hướng truyền thống, mong muốn học hỏi từ người đi trước, dành sự yêu thương và kính trọng với người lớn tuổi. Về phía Thanh Vy, cô bé đáng yêu lựa chọn giúp đỡ người thanh niên đang đau chân, cho thấy bé là người năng động, nhạy bén và có óc quan sát.

Diễn viên Thanh Hiền và bé Thanh Vy

Cả nhà thương nhau - 19g thứ ba kênh HTV7.

Điều đầu tiên là tiếng Nga sử dụng hệ chữ cái không phải là chữ Latin (La Mã). Tiếng Nga sử dụng hệ chữ Cyrillic (Kirin) được dùng chủ yếu cho các ngôn ngữ Slav và Trung Á.

Bảng chữ cái tiếng Nga có 33 ký tự. Đối với một số học viên nước ngoài, các chữ cái được viết khác so với cách đọc. Chẳng hạn chữ “horosho” (đã được chuyển tự sang Latin) được người Nga phát âm như như là “harasho”. Có một số chữ và âm chỉ tồn tại trong tiếng Nga.

Chữ cái “ы” là thách thức lớn nhất đối với nhiều sinh viên học tiếng Nga. Trên một diễn dàn mạng, một sinh viên thuộc khối các nước nói tiếng Anh kể lại chuyện mình đã phải chật vật như thế nào với con chữ này: “Người bạn Nga của tớ gợi ý nói từ “bàn”, cách ly âm giữ “b” và “l” nhưng cuối cùng cách đó vẫn chẳng có tác dụng gì với tớ cả”.

Một học viên khác vượt qua được thử thách “ы”thì lập tức vấp phải các trở ngại khác ở phía trước. Chẳng hạn, sự khác biệt giữa các chữ cái “ш”và“щ”. Natalya Blinova - giáo viên tư dạy tiếng Nga, cho biết, các học viên của cô nói chung không thể phân biệt 2 chữ này về mặt âm và buộc phải dựa vào chi tiết “đuôi” ở chữ “щ” để chỉ ra sự khác biệt.

Sinh viên ngoại cũng gặp khó khăn trong việc xác định vị trí đặt trọng âm trong các từ tiếng Nga. Các trọng tâm thường rơi vào một âm tiết nào đó theo một cách dường như võ đoán, không giống các ngôn ngữ như tiếng Pháp, nơi trọng âm thường rơi theo một mẫu nhất định.

Đôi lúc, trọng âm tiếng Nga có thể thay đổi tùy thuộc vào hình thức của từ.

Anna Solovyova, giảng viên tại Trường Ngôn ngữ và Văn hóa Nga thuộc Đại học Quốc gia Moscow, kết luận: Trọng âm tiếng Nga là bất quy tắc, không dự đoán được.

Sau khi một sinh viên ngoại đã làm chủ các quy tắc ngữ âm Nga, anh ta sẽ đối mặt với đối thủ sừng sỏ tiếp theo là ngữ pháp tiếng Nga.

Học viên người Đức Simon Schirrmacher nhận xét: “Phần khó nhất đối với tôi là ghi nhớ 6 cách trong tiếng Nga”. Simon mất một năm sống ở Nga trước khi anh tạm gọi là quen quen với các cách này.

Các cách tiếng Nga đặc biệt khó khăn đối với những sinh viên mà tiếng mẹ đẻ không có cách hoặc nếu có thì các cách đó không tác động đến cấu trúc của từ.

Sinh viên Okamoto nhớ lại: “Tôi đơn giản là không thể tin nổi rằng việc dùng một cách cụ thể nào đó lại đồng nghĩa với biến đổi từ. Đến phát điên mất. Rồi còn chuyện chia động từ nữa. Mỗi lần bạn muốn nói một cụm từ nào đó, bạn phải dừng lại để suy nghĩ về cách biến đổi mỗi từ, phải lựa chọn hình thái từ nào cho phù hợp”.

Ngữ pháp tiếng Nga có một khía cạnh cực khó là cách sử dụng động từ “hoàn thành thể” và “chưa hoàn thành thể”.

Học viên Schirrmache nói một cách lịch sự “Tôi rất hy vọng sẽ có lúc tôi lĩnh hội được điều này”. Tuy nhiên giọng của Schirrmache không được tự tin cho lắm.

Nữ học viên Okamoto chia sẻ trải nghiệm của mình: “Tôi nhớ đã đọc đi đọc lại các sách giáo khoa có hình minh họa, cố gắng nắm bắt khác biệt giữa “prishel” (đã đến) và “prihodil” (đã từng đến, đến và đã về rồi). Nghĩa của cái thứ này là gì? Nhân vật đã ở đâu? Anh ta đã rời đi hay đã ở đó? Thật là hại não”.

Các động từ chỉ chuyển động là một thế giới nữa trong tiếng Nga – có rất nhiều từ như vậy.

Cô giáo Blinova giải thích: Ví dụ, động từ “andare” trong tiếng Italy đơn giản có nghĩa là “đi”. Sang tiếng Nga, động từ tương đương là “hodit” (đi bộ đâu đó và quay lại), “idti” (đi bộ nhưng chỉ một chiều), “poyti” ( khởi hành đi bộ), “ehat” (đi một chiều bằng một phương tiện nào đó), “poehat” (khởi hành trong một dạng phương tiện nào đó) và “ezdit” (đi bằng một phương tiện nào đó theo 2 chiều).

Học viên Solovyova đặc biệt ưa thích động từ “katat'sya” – từ này có thể tạm dịch là “sử dụng một phương tiện để giải trí hơn là để đi lại”.

Nhưng như thế chưa phải là tất cả. Tiếng Nga còn có nhiều tiền tố gắn vào các động từ phức tạp này để thay đổi nghĩa tiếp.

Nhưng người học tiếng Nga cũng đừng nên nản chí. Ở một số phương diện, tiếng Nga dễ học hơn các ngôn ngữ khác.

Các giảng viên môn tiếng Nga cho biết, trong ngôn ngữ này không có mạo từ và chỉ tồn tại 3 thời thôi, ít hơn hầu hết các ngôn ngữ châu Âu khác.

Cô Solovyeva tin rằng việc học tiếng Nga chẳng hề khó hơn học tiếng Anh. Theo Solovyeva, điều quan trọng là bạn cần phải làm quen với thứ tiếng này. “Nếu người ngoại quốc bắt đầu học tiếng Nga từ thời trẻ thơ như khi học tiếng Anh thì họ sẽ đánh giá là học tiếng Nga đâu có khó”.

Trong khi đó giáo viên Blinova chỉ ra rằng các ngôn ngữ như tiếng Hoa Quan thoại hay tiếng Arab còn khó hơn cả tiếng Nga.

Blinova còn động viên thêm: “Trong tiếng Nga, hầu hết những phần ngữ pháp hãi hùng nhất là ở cấp A2. Một khi bạn đạt tới trình độ này rồi thì bạn sẽ thoải mái sử dụng tiếng Nga và có thể cảm nhận hết sự vĩ đại và vẻ đẹp của ngôn ngữ này”./.

Trung Hiếu/VOV.VN Dịch từ Yegorov/RBTH