Luật Pháp Và Danh Dự Nhân Phẩm Của Người Khác
Trả lời về vấn đề này, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, căn cứ Bộ luật Dân sự, cụ thể là Điều 19, Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về năng lực hành vi dân sự chỉ áp dụng với cá nhân. Theo đó, đây là khả năng của cá nhân thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của chính mình.
Pháp luật là sản phẩm của xã hội
Pháp luật không phải do một cá nhân hay nhóm người nào tự đặt ra, mà là sản phẩm của xã hội, do giai cấp cầm quyền trong xã hội ban hành để phục vụ lợi ích của giai cấp mình.
Pháp luật phản ánh những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Pháp luật là công cụ quản lý nhà nước quan trọng
Nhìn chung, bản chất của pháp luật là sản phẩm của xã hội, mang tính giai cấp, có tính quy phạm phổ biến, tính cưỡng chế, tính lịch sử và là công cụ quản lý nhà nước quan trọng.
Ví dụ về bản chất của pháp luật:
Bản chất của pháp luật là vấn đề then chốt để hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của pháp luật trong đời sống xã hội. Mỗi người cần nâng cao nhận thức về bản chất của pháp luật để chấp hành pháp luật một cách tự giác, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Các đặc trưng cơ bản của pháp luật bao gồm tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng rộng rãi và được xác định chặt chẽ về hình thức trong các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật đặc trưng bởi ba đặc điểm cơ bản sau đây:
Pháp luật được ban hành và thực hiện thông qua quyền lực của nhà nước, tạo nên một hệ thống quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân và tổ chức. Mọi người đều phải tuân theo pháp luật, và việc không tuân theo sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt cần thiết.
Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử sự chung, là một khuôn mẫu áp dụng rộng rãi, ở nhiều địa điểm và với tất cả mọi người. Đây là nguyên tắc chung được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo tính công bằng và nhất quán.
Chức năng điều chỉnh hành vi xã hội:
Ngoài ra, pháp luật còn có một số chức năng khác như:
Nhìn chung, pháp luật là công cụ quản lý nhà nước quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, nhà nước. Pháp luật góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Pháp luật thể hiện thông qua văn bản chính xác và cụ thể, với các quy định pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức. Cách cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của chúng được quy định một cách chặt chẽ, thường thông qua hiến pháp hoặc các luật cụ thể.
Tổng kết lại, pháp luật không chỉ là bộ khung quy phạm phổ biến mà còn là công cụ quyền lực quan trọng, giúp duy trì trật tự và công bằng trong một xã hội. Hi vọng những thông trên của SBLAW giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về pháp luật là gì? Những đăc trưng cơ bản của pháp luật. Nhờ đó chúng ta có thể tuân thủ pháp luật tốt hơn. Liên hệ ngay SBLAW để nhận tư vấn pháp luật mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Sáng 9/12, Công an TP Đà Nẵng cho biết, 4 đối tượng thực hiện vụ bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản vào chiều ngày 7/12 vừa qua tại địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ đã bị bắt giữ và di lý về Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, lúc 9 giờ ngày 7/12, anh N.M.T. (27 tuổi, trú xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đến Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng trình báo về việc, khoảng 14 giờ ngày 6/12, khi đang ở Duy Xuyên, anh T. nhận được điện thoại, đầu dây bên kia là một phụ nữ đặt xe từ Đà Nẵng về Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên.
Tang vật thu giữ trong vụ án. Ảnh: CACC.
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, anh T. điều khiển xe Fortuner 92A-342.xx đến đường 29/3 thuộc phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng để đón khách. Khi đang chờ khách thì bất ngờ bị 2 đối tượng đeo khẩu trang tiến đến mở cửa xe, sau đó rút thẻ màu đỏ tự xưng là công an.
Chưa kịp phản ứng, anh T. bị các đối tượng còng tay, lấy áo khoác trùm kín đầu và đưa qua một xe ôtô khác để chở đi. Đi được khoảng 15 phút, các đối tượng cho xe dừng lại và đưa anh T. vào căn phòng kín.
Tại đây, các đối tượng còng anh T. vào ghế, lấy điện thoại, 3 thẻ ngân hàng và yêu cầu anh T. cung cấp mật khẩu điện thoại, mật khẩu tài khoản ngân hàng. Sau đó rút tiền chiếm đoạt 96 triệu đồng.
Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, các đối tượng chở anh T. quay lại xe ôtô để trên đường 29/3. Do nghi ngờ các đối tượng mạo danh công an lừa lấy tiền nên anh T. tri hô "cướp, cướp" thì bị một trong các đối tượng trong nhóm rút dao đe dọa. Lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng, anh T. buộc phải để cho các đối tượng lên xe ôtô tẩu thoát.
Sau khi nhận được tin trình báo, đồng thời qua nắm thông tin từ bị hại cũng như áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, cơ quan công an đã sơ bộ nắm được nhân thân, lai lịch của 4 đối tượng gây án.
Hai đối tượng Nguyễn Thị Thanh Toán và Nguyễn Bá Tuấn (từ trái sang phải). Ảnh: CACC.
Các đối tượng gồm: Lê Kim Khánh (40 tuổi, trú tại xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), Nguyễn Thị Thanh Toán (49 tuổi, trú phường Bình Chuẩn, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương), Nguyễn Bá Tuấn (58 tuổi, trú xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và Hoàng Phong Phú (29 tuổi, trú phường Phúc Hữu, quận 9, TP Thủ Đức, TP HCM).
Tiến hành theo dõi di biến động của các đối tượng, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Cẩm Lệ tổ chức lực lượng truy xét, đến 14 giờ ngày 8/12, các tổ công tác đã lần lượt bắt giữ được tất cả các đối tượng trong vụ án khi đang lẩn trốn tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Dương, TP Đà Nẵng và TP HCM. Trong tối ngày 8/12, cả 4 đối tượng được di lý về cơ quan Công an thành phố Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.
Tại cơ quan công an, bước đầu các đối tượng khai nhận, do lâm vào nợ nần, Lê Kim Khánh và Nguyễn Thị Thanh Toán bàn bạc với nhau đóng giả làm công an, tìm người để bắt giữ, hù dọa nhằm chiếm đoạt tài sản.
Toán rủ thêm Nguyễn Bá Tuấn và Hoàng Phong Phú cùng tham gia. Để thực hiện hành vi phạm tội, sau khi bàn bạc với Toán về phương thức, thủ đoạn, các điều kiện cần thiết, Khánh lên mạng xã hội Facebook đặt mua 3 giấy chứng minh CAND giả (trong giấy sử dụng hình ảnh thật của các đối tượng và tên giả), 2 còng số 8 và chìa khóa còng, thuê căn nhà trên đường Lý Nhân Tông, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ để làm địa điểm giữ người.
Để bài bản hơn, các đối tượng mua 1 bàn gỗ và lấy 1 ghế có sẵn trong nhà bố trí giống phòng làm việc của cơ quan công an và thuê 1 chiếc xe ô tô BKS 92A-069.xx để làm phương tiện gây án.
Sau khi chuẩn bị các điều kiện cần thiết, Khánh gọi Toán cùng Tuấn, Phú ra TP Đà Nẵng thuê trọ tại khách sạn trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Tại đây, các đối tượng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Khánh đưa 2 còng số 8 cho Tuấn và Phú giữ, sau đó đưa 3 giấy chứng minh CAND giả cho Toán, Tuấn, Phú sử dụng.
Do biết anh T. là lái xe công nghệ (Khánh đã từng là khách đi xe của anh T. nên các đối tượng chọn anh này là đối tượng để gây án). Khánh đưa số điện thoại của anh T. cho Toán giả làm khách gọi xe đi từ Đà Nẵng về Duy Xuyên. Khi anh T. đến điểm hẹn, các đối tượng đã thực hiện hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản.
Sau khi cướp được 96 triệu đồng của anh T., các đối tượng chia nhau để tiêu xài và trả nợ.
Cơ quan Công an đã tiến hành thu giữ tang vật gồm 13,5 triệu đồng và một số đồ vật khác liên quan đến vụ án. Riêng 3 giấy chứng minh CAND giả, 2 còng số 8 và khóa còng, Khánh khai sau khi gây án đã thu hồi từ các đối tượng và xé, vứt trên đường để phi tang.
Hiện vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng tiếp tục điều tra, mở rộng.
BP - Quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài, tại Điều 765 của Bộ luật dân sự hiện hành có quy định như sau: 1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 điều này. 2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, cách quy định như trên là không đầy đủ và không phù hợp. Bởi vì, trong giao dịch dân sự có pháp nhân tham gia với tư cách là một bên quan hệ, việc xác định xem một pháp nhân có tư cách thực hiện một giao dịch dân sự hay không và thực hiện như thế nào phải căn cứ vào quy chế riêng của pháp nhân chứ không phải căn cứ vào năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Quy chế riêng của pháp nhân bao gồm: Thứ nhất là những giao dịch dân sự mà một pháp nhân có thể tham gia (cụ thể ở nước ta hiện nay, điều này được ghi nhận trong giấy phép kinh doanh của pháp nhân). Thứ hai, trình tự thành lập và giải thể pháp nhân. Thứ ba, đại diện của pháp nhân theo pháp luật (điều này được quy định trong giấy phép kinh doanh của pháp nhân). Thứ tư, thanh lý tài sản của pháp nhân. Theo pháp luật của phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện nay, quy chế riêng của pháp nhân được xác định theo pháp luật mà pháp nhân có quốc tịch.
Ngoài ra, theo ý kiến của tôi thì cần bỏ Khoản 2, Điều 765: Vì thứ nhất là nếu hiểu năng lực pháp luật của pháp nhân là những trường hợp giao dịch dân sự mà pháp nhân có thể tham gia theo quy định của pháp luật thì phải được xác định theo pháp luật quốc gia mà pháp nhân có quốc tịch. Thứ hai, khi tham gia vào các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài tại quốc gia sở tại, pháp nhân nước ngoài có một số quyền nhất định. Đó là, các pháp nhân nước ngoài có thể thực hiện một số hợp đồng không cần có sự cho phép đặc biệt. Thông thường đó là các hợp đồng thương mại với các cá nhân và pháp nhân quốc gia sở tại có quyền ký kết các hợp đồng đó. Trong khi thực hiện các hợp đồng trên, pháp nhân nước ngoài không thể viện dẫn vào những hạn chế về quyền hạn của đại diện pháp nhân mà hạn chế đó xa lạ với pháp luật của các quốc gia nơi đại diện của pháp nhân thực hiện hợp đồng; pháp nhân nước ngoài có quyền bảo vệ lợi ích của mình tại tòa án quốc gia sở tại không cần một giấy phép đặc biệt.
Điều này được thừa nhận ở các quốc gia vì mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài cũng như nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, việc thừa nhận đó là cần thiết để đảm bảo cho các pháp nhân quốc gia sở tại cũng có quyền như vậy ở quốc gia nước ngoài tương ứng; các pháp nhân nước ngoài có quyền đặt các chi nhánh đại diện theo trình tự của pháp luật quốc gia sở tại; các pháp nhân nước ngoài có quyền tham gia vào một số lĩnh vực nhất định theo các giấy phép đặc biệt (trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài). Như vậy, việc quy định như trên là không cần thiết và không phù hợp. Do đó, điều này cần được sửa lại như sau: “Quy chế riêng của pháp nhân được xác định theo pháp luật mà pháp nhân có quốc tịch”.
Như vậy, cách quy định này vừa khách quan và công bằng với cả pháp nhân Việt Nam và pháp luật nước ngoài, vừa khắc phục được chỗ hổng của pháp luật nước ta. Đồng thời, điều này sẽ vừa thúc đẩy các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển vừa nâng cao uy tín trật tự pháp lý của nước ta. Bởi, trong lĩnh vực pháp luật dân sự, việc điều chỉnh pháp luật càng đảm bảo sự tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể bao nhiêu thì lợi ích chính đáng của các bên càng được bảo vệ tốt bấy nhiêu.