Bạn đã biết cách nói Anh yêu em tiếng Trung Quốc là gì hay chưa? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết dưới đây để được PREP bật mí các cách nói anh yêu em/em yêu anh lãng mạn dành đến một nửa yêu thương của mình nhé!

Câu tỏ tình anh yêu em thông dụng

Câu tỏ tình tiếng Trung anh yêu em là gì? Để có thể bày tỏ tình cảm với nửa kia một cách chân thành nhất thì bạn có thể tham khảo một số mẫu câu thông dụng sau:

Ví dụ mẫu câu tỏ tình anh yêu em tiếng Trung

II. Cách nói anh yêu em tiếng Trung chân thành

Nếu như bạn đã có đủ vốn từ vựng tiếng Trung chủ đề tình yêu thì có thể áp dụng để bày tỏ với người mình yêu thương Vậy, có những cách nào để bày tỏ anh yêu em tiếng Trung hay nhất?

Khi nói câu “wǒ ài nǐ (我爱你)”, bạn cần phải phát âm rõ ràng và sắc nét nhưng cũng đừng quên thêm chút ngọt ngào để câu bày tỏ này thêm phần chân thành và da diết hơn. Trong đó từ “ài-爱” cần phải phát âm thật cương quyết và mãnh liệt để có thể thể hiện tình cảm một cách chân thành, sắt son, chạm tới trái tim của người nghe.

Chỉ nói yêu thôi thì chưa đủ, bạn cần thêm một số từ tình thái để tăng sắc thái cho lời tỏ tình siêu dễ thương này nhé.

Ngoài cách nói này, trong tiếng Trung còn có nhiều cách bày tỏ lãng mạn khác nữa đấy nhé!

III. Những mẫu câu anh yêu em tiếng Trung hay

Sau khi đã biết cách để nói anh yêu em/em yêu anh tiếng Trung thì bạn có thể tham khảo một số mẫu câu thông dụng dưới đây để có thể bày tỏ với một nửa yêu thương lãng mạn hơn nhé!

I. Anh yêu em tiếng Trung là gì?

Nếu bạn là “mọt phim ngôn tình” Trung Quốc thì chắc chắn không còn xa lạ với cách bày tỏ “anh yêu em - wǒ ài nǐ” tiếng Trung rồi phải không? Vậy anh yêu em tiếng Trung là gì?

Trong tiếng Trung Quốc, anh yêu em hay em yêu anh là 我爱你 /wǒ ài nǐ/. Đây là cách bày tỏ tình yêu thông dụng nhất.

Câu tỏ tình anh yêu em theo kiểu văn chương

Nếu nửa kia của bạn là người thích lãng mạn, văn chương lai láng thì bạn có thể tham khảo những mẫu câu tỏ tình anh yêu em theo phong cách văn chương mà PREP chia sẻ dưới đây!

Linh long đầu tử an hồng đậu, nhập cốt tương tư tri bất tri

(Tân thiêm thanh Dương liễu chi - Ôn Đình Quân)

(Câu thơ bày tỏ nỗi nhớ nhung yêu thương nhập vào xương cốt, là cách nói anh yêu em nhiều lắm em biết không).

Trên núi có cây, cây có nhiều cành

Anh thích em như thế mà em đâu có hay.

Chết sống cùng nhau, chắp tay đi tới bạc đầu.

(Câu này lấy điển tích từ câu chuyện về hai vị tướng quân trong cuộc chiến xưa. Họ sống chết cùng nhau vượt qua nhiều gian khổ. Câu này ví von hai người yêu nhau và muốn sống bên nhau mãi mãi).

Nguyện được người đồng tâm, bạc đầu không ly biệt

(Là lời thề, lời hứa anh yêu em của người Trung Quốc xưa).

(Bạch đầu ngâm - Trác Văn Quân)

Sáng nhìn trời, chiều ngắm mây, đi cũng nhớ chàng, ngồi cũng nhớ.

(Nhất tiễn mai - Vũ đả lê hoa thâm bế môn" - Đường Dần)

Vui thay biết được mặt hoa mày liễu, từ đó dọc ngang thêm xuân ấm.

(Ý nói là từ khi quen em thì kể từ ngày đó đi đâu cũng nhìn thấy màu hồng ấm áp).

Biết là tương tư thật vô ích, chẳng hề chi vẫn muốn ôm muộn phiền.

(Ý nói tương tư một người mang bao sầu muộn nhưng vẫn muốn ôm lấy, yêu trong vô vọng nhưng mang chấp niệm quá lớn).

Nước suối đầu nguồn, cây xuân lộc nhú, gió xuân mơn mởn đều không bằng em.

Xanh xanh tà áo, rung rinh tim anh.

Mẫu câu tỏ tình anh yêu em tiếng Trung bằng thơ

IV. Học tiếng Trung qua bài hát anh yêu em

Học tiếng Trung qua bài hát là một trong những phương pháp học hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Theo đó, bạn hoàn toàn có thể biết thêm nhiều mẫu câu tỏ tình anh yêu em tiếng Trung thông qua bài hát. Sau đây, PREP sẽ bật mí cho bài hát “Anh yêu em”  我爱你 mà bạn có thể luyện tập nhé!

céngjīng zài wǒ yǎnqián què yòu xiāoshì bùjiàn

diànyǐng lǐ de pèiyuè hǎoxiàng nǐ de shuāng yǎn

wǒ ài nǐ kuài huí dào wǒ shēnbiān

céngjīng zài wǒ yǎnqián què yòu xiāoshì bùjiàn

diànyǐng lǐ de pèiyuè hǎoxiàng nǐ de shuāng yǎn

wǒ ài nǐ kuài huí dào wǒ shēnbiān

yǒu méiyǒu zhèyàng de yī fēng xìn

shàngmian jìzǎi zhe nǐ de xīnqíng

yǒu méiyǒu zhèyàng de yī shǒu gē

chàng chū rén·men de bēihuānlíhé

yǒu méiyǒu zhèyàng de yī chǎng diànyǐng

néng ràng nǐ wǒ chù jǐng shāng qíng

oh my baby yuánlái nǐ zǎoyǐ jīng dài zǒu le wǒ de xīn

tīng dào ài tīng de yīnyuè xiǎng qǐ shúxī de nǐ

kuàiyào mòshēng de zhóu jù kěnéng chùjǐngshēngqíng

hā wǒ xiǎng wǒ dōu bù shǔyú zìjǐ

huòxǔ zìjǐ de xīnqíng bù zài shānchú nà jìyì

kàn bùjiàn nǐ de shí·hou miǎnqiǎng de wǒ hǎo lèi

cóng dìyī yǎn jiàndào nǐ de shí·hou jiù gǎnjué hěn duì

nà·me yě qíng nǐ gěi wǒ yī cì jī·huì

bùyào ràng wǒ měi tiān dài zhe ānwèi rùshuì

Anh vừa mới ngay trước mắt em, bỗng chốc lại biến mất

Phối âm trong phim điện ảnh tựa như đôi mắt anh

Em yêu anh, mau trở lại về với em

Anh vừa mới ngay trước mắt em, bỗng chốc lại biến mất

Phối âm trong phim điện ảnh tựa như đôi mắt

Em yêu anh, mau trở lại về với em

Liệu có không một bức thư như vậy

Trên thư ghi lại tâm trạng của anh

Liệu có không một bài hát như vậy?

Có thể làm anh với em thấy cảnh sinh tình

oh my baby hóa ra anh đã sớm mang trái tim em

Nghe được bài hát yêu thích nhớ tới bóng hình thân thuộc

Ở một nơi thật xa có lẽ sẽ nhìn cảnh sinh tình

Em nghĩ em không thể làm chủ bản thân

Có lẽ sâu trong thâm. Không hề muốn vứt bỏ đoạn ký ức ấy

Khi không có anh, em gắng gượng mệt mỏi biết bao

Từ ánh mắt đầu tiên thấy anh, đã cảm giác đúng người

Như vậy cũng xin anh cho em một cơ hội nhé

Đừng để em mỗi ngày tự an ủi đi vào giấc ngủ

Như vậy, PREP đã giải đáp chi tiết anh yêu em tiếng Trung là gì cho bạn cùng những mẫu câu tỏ tình tiếng Trung hay nhất. Hy vọng, những kiến thức mà bài viết cung cấp thực sự hữu ích cho việc học tiếng Trung của bạn.

Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành - biểu tượng và là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa - Ảnh: SOHU

Trung Quốc là một trong bốn nền văn minh cổ đại của thế giới và được xem là nền văn minh cổ nhất có lịch sự nối tiếp tới tận ngày nay.

Mặc dù lịch sử Trung Quốc được ghi chép liên tục và các nguồn gốc cổ đại được giới chuyên gia nghiên cứu không ngừng, Trung Quốc vẫn chứa đầy những bí ẩn.

Trải dài trên diện tích khoảng 212 km², hồ nước ngọt Phủ Tiên đi qua các huyện Trừng Giang, Giang Xuyên và Hoa Ninh của tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.

Hồ Phủ Tiên được xếp vào hồ lớn thứ ba và là hồ sâu nhất tại Vân Nam. Với điểm sâu nhất lên tới 155m, đây cũng là hồ nước ngọt sâu thứ hai tại Trung Quốc.

Quả thật có một thành phố cổ dưới hồ Phủ Tiên sau khi các chuyên gia vào cuộc khám phá - Ảnh: SOHU

Hồ Phủ Tiên nổi tiếng nhờ quần thể động vật có một không hai bên trong hồ, nhưng hơn hết là một thành phố bí ẩn nằm sâu dưới đáy hồ.

Theo người dân địa phương, vào một ngày đẹp trời, người ta có thể nhìn thấy hình ảnh mờ ảo của một thành phố dưới đáy hồ nếu quan sát từ một ngọn núi gần đó. Để làm rõ thực hư, một nhóm khảo cổ Trung Quốc, với sự trợ giúp của tàu ngầm, đã tiến hành khảo sát hồ Phủ Tiên.

Năm 2001, họ phát hiện các công trình bằng đá bên dưới hồ, bao phủ một khu vực xấp xỉ 2,4-2,7 km2. Trong cụm kiến trúc cổ được tìm thấy, có một công trình hình kim tự tháp cao hơn 20 mét.

Hồ Phủ Tiên chụp từ trên cao - Ảnh: GOOGLE MAPS

Dùng phương pháp định niên đại carbon đối với vỏ sò bám vào các khối đá, người ta xác định thành phố cổ này có 1750 năm tuổi, tức đã bị nhấn chìm trong thời nhà Hán. Thành phố cổ này có khả năng là những gì còn sót lại của thời kỳ nhà Điền - một nước cổ với nền văn minh tiên tiến biến mất sau năm 86 trCN.

Khám phá thành phố cổ bên dưới hồ Phủ Tiên - Video: HISTORY

Vậy tại sao nền văn minh cổ này lại kết thúc số phận bên dưới đáy hồ? Một số chuyên gia cho rằng thành cổ bí ẩn đã rơi vào lòng hồ trong một trận động đất. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có lời giải đáp nào đủ thuyết phục để giải thích về sự tồn tại của thành phố cổ bên dưới hồ Phủ Tiên.

Nằm ở ngoại ô quận Đồn Khê thuộc thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, quần thể hang động Hoa Sơn là nơi gắn với nhiều truyền thuyết huyền bí. Mỗi hang động Hoa Sơn cao từ 10-20m, được đục khoét bằng tay từ cách đây hơn 1.700 năm.

Một số hang ở quần thể hang động Hoa Sơn đã ngập nước - Ảnh: SOH

Tổng cộng có 36 hang động. Hang lớn nhất trong số này là hang Qingliang, hay còn được gọi là "Cung điện dưới đất" vì quy mô hùng vĩ của nó.

Hang động này có tổng chiều dài 170m trên một diện tích 12.600 m2, và có thể ít nhất 50.000 m3 đá đã được đào ra khỏi đây. Bên trong hang động, người ta tìm thấy một cây cầu bằng đá và nhiều lối đi dẫn tới các gian khác nhau.

Tại sao người xưa lại đục khoét một hang động lớn như thế này? - Ảnh: SOHU

Những hình ảnh được khắc lên đá có cái lên tới 16.000 năm tuổi, trong khi cái gần đây nhất là 690 năm tuổi.

Các ghi chép lịch sử không giải thích tại sao người cổ đại đào hang Hoa Sơn, nhưng một số người cho rằng đây có thể là những gì sót lại sau khi người cổ đại khai thác đá để xây dựng một thị trấn gần đó, hoặc cũng có thể là mộ hoàng tộc bị lãng quên.

Các ghi chép của người Trung Quốc từng nói về một nhân vật xuất chúng, được xem như con của trời là Hoàng Đế. Ông được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán.

Theo huyền sử Trung Quốc, ông sống trong hơn 100 năm vào khoảng năm 3.000 trCN. Được xem là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc, Hoàng Đế đã chế ra thuốc, các lễ nghi tôn giáo và máy móc.

Nhân vật Hoàng Đế được xem là người đã sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc - Ảnh: SOHU

Tuy nhiên, ngoài những thành tựu này, có một số thứ khiến Hoàng Đế trở nên đặc biệt và khác người. Tương truyền Hoàng Đế đã giáng thế trong "tiếng sấm nổ vào một ngày trời quang đãng".

Ông có kiến thức sâu rộng về các ngôi sao và bầu trời và…có thể triệu hồi rồng. Hoàng Đế sở hữu một cổ xe thần kỳ giúp đưa ông tới bất kỳ ngõ ngách nào của đất nước trong chớp nhoáng.

Hoàng Đế hay Hiên Viên Hoàng Đế được người dân Trung Quốc làm tượng để ghi nhớ công ơn - Ảnh: SOHU

Một số người cho rằng nhân vật Hoàng Đế thật ra là một vị thần, đã đến Trung Quốc cổ đại cách đây 5.000 năm và trị vì những người dân sống trong khu vực đó. Dù đúng hay sai, không thể phủ nhận Hoàng Đế là một nhân vật rất quan trọng các truyền thuyết và lịch sử của người Trung Quốc.

4. Thế giới cổ đại dưới sa mạc Taklamakan

Người xưa quan niệm rằng một khi đi vào sa mạc Taklamakan, không có thứ gì có thể thoát ra được. Taklamakan nằm ở khu tự trị Tân Cương, bao phủ một khu vực rộng lớn hơn 33.700 km2. Đây là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc và cũng được xem là sa mạc cát chảy lớn thứ hai thế giới.

Lạc đà băng qua sa mạc Taklamakan - Ảnh: FAR WEST CHINA

Cách đây một thời gian dài, nhà cửa và đền miếu từng được xây dựng trong lòng sa mạc được mệnh danh là "biển chết" này. Tuy nhiên, ngày nay, mọi thứ - bao gồm các di tích quý báu - đã bị chôn vùi bên dưới lớp cát khổng lồ. Nhiều năm qua, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khám phá một vài bí mật bên trong địa điểm "một đi không trở lại".

Ngoài vị trí là tuyến đường thương mại thiết yếu trong Con đường tơ lụa kết nối phương Đông và phương Tây, sa mạc Taklamakan được cho đang giấu đi một thế giới cổ đại bên dưới nó. Một số dấu tích của nhà cửa, đền miếu và thành phố cổ của nhà nước Lâu Lan đã được tìm thấy bên dưới sa mạc Taklamakan.

Vị trí của sa mạc Taklamakan trên bản đồ - Ảnh: TWITTER

Các thi hài có từ cách đấy 4.000 năm cũng được phát hiện trong khu vực. Cuối thập niên 1980, người ta cũng tìm thấy một số xác ướp được bảo vệ tốt ước tính có ít nhất 3.000 năm tuổi. Các xác ướp cho thấy con người thời điểm đó có tóc hoe đỏ và một số đặc điểm giống người châu Âu. Họ dường như không phải tổ tiên của người Trung Quốc hiện đại.

Nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc được cho đã cản trở các nghiên cứu chuyên sâu đối với nhiều kim tự tháp được tìm thấy gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Các kim tự tháp này được cho có niên đại hơn 8.000 năm và một trong số đó có thể có kích thước lớn hơn cả đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

Ảnh chụp từ Google Earth vào năm 2007 cho thấy một ngọn đồi hình kim tự tháp gần Tây An - Ảnh: GOOGLE EARTH

Sự tồn tại của một số ngọn đồi hình kim tự tháp ở Trung Quốc được quan tâm rộng rãi sau Thế chiến 2. Tuy nhiên, đa phần đều chú ý "kim tự tháp trắng" ở thành phố Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây.

Nhiều kim tự tháp nhỏ hơn được tìm thấy gần Tây An - Ảnh: GOOGLE EARTH

Trong một lần bay từ Trung Quốc tới Ấn Độ thời Thế chiến 2, một viên phi công không quân Mỹ có tên James Gaussman từng phát hiện dưới mặt đất có một hình chóp vuông dạng kim tự tháp màu trắng. Hứng thú với những gì tận mắt thấy, Gaussman đã chụp lại một vài bức ảnh và sau đó trình lên cấp trên ngay khi quay về căn cứ.

Ảnh chụp kim tự tháp trắng ở Trung Quốc đăng trên báo New York Times năm 1947 - Ảnh: NEW YORK TIMES

Cuối tháng 3-1947, tờ New York Times cho đăng một bài phỏng vấn với đại tá Maurice Sheahan, giám đốc vùng Viễn Đông của hãng Trans World Airlines cũng kể về câu chuyện tương tự. Ông nói đã nhìn thấy một khối kim tự tháp khổng lồ cách Tây An khoảng 65km về phía tây nam.

Một số chuyên gia cho rằng "kim tự tháp trắng" trên thật ra là mậu lăng, nơi chôn cất Hán Vũ đế (156-87 trCN). Nhiều năm qua, cũng xuất hiện các báo cáo về khoảng 100 ngọn đồi kim tự tháp nằm rải rác ở Thiểm Tây. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác minh ai đã xây lên những kim tự tháp bí ẩn này.