Nước ối bị đục là một trong những bệnh lý về nước ối khá phổ biến nhưng không phải bà bầu nào cũng biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Việc xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nước ối đục có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng hoang mang khi gặp tình trạng này. Đồng thời, thai phụ cũng cần biết cách phòng tránh nguy cơ mắc phải.

Ảnh hưởng của nước ối đục đến thai nhi

Như đã phân tích ở trên, những nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi khi nước ối bị đục bao gồm:

Ngoài việc thăm khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng nước ối bị đục bằng cách:

Qua những thông tin mà nhà thuốc Long Châu thu thập được, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của các mẹ về vấn đề nước ối đục. Chúng tôi mong muốn thai phụ có được những kiến ​​thức cần thiết để quá trình mang thai diễn ra an toàn nhất. Nhớ truy cập trang web của nhà thuốc Long Châu hàng ngày để có những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nước ối là môi trường giúp thai nhi phát triển và được bảo vệ cho đến khi chào đời. Vì vậy, việc phát hiện sớm những bất thường về nước ối trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Trong đó, thiếu nước ối là một trong những vấn đề có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu không biết nhiều hoặc không có khái niệm về tình trạng này.

Vậy nước ối là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiểu ối? và mẹ bầu cần làm gì với tình trạng này? Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn được giải đáp những vấn đề này nhé!

Thai nhi uống nước ối giúp cân bằng lượng nước ối trong suốt thai kỳ

Thể tích và thành phần nước ối được duy trì trong suốt thời gian sống trong tử cung nhờ sự cân bằng giữa sản xuất và tái hấp thu dịch của thai nhi. Sau khi tạo phôi, thai nhi bài tiết một lượng nước tiểu đáng kể vào khoang ối. Lưu lượng nước tiểu của thai nhi là yếu tố quan trọng nhất điều chỉnh lượng nước ối, vì tốc độ dòng nước tiểu tăng hoặc giảm rõ rệt có tương quan với tình trạng đa ối và thiểu ối.

Quá trình nuốt của thai nhi đóng vai trò là con đường chính để tái hấp thu nước ối, tuần hoàn nước và các chất hòa tan cho thai nhi. Các dị tật phổ biến làm suy giảm phản xạ nuốt bao gồm teo thực quản, teo tá tràng và các rối loạn thần kinh cơ như loạn dưỡng trương lực cơ có thể dẫn đến tình trạng đa ối ở thai nhi do làm giảm quá trình hấp thụ nước ối qua tiêu hóa của thai.

Vai trò của nước ối trong thai kỳ

Nước ối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và quá trình thai kỳ:

Như vậy, ngay từ đầu thai kỳ, nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi lá nhau được thành lập, nước ối giữ phân biến dưỡng nước và các chất khác đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của thai.

Nguyên nhân gây hiện tượng nước ối đục

Nước ối đục có phải gần chuyển dạ không? Các chuyên gia cho rằng đây không phải là dấu hiệu sắp sinh. Cũng giống như một em bé sắp chào đời không phải là nguyên nhân khiến nước ối bị đục. Như đã nói ở trên, nước ối đục xảy ra vào cuối thai kỳ. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt nước ối bị đục khi mang thai.

Có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nước ối bị đục. Nó xuất phát từ các tế bào chết trên bề mặt da của bé. Nước ối được bài tiết từ đường tiêu hóa, đường tiết niệu, niêm mạc… và nước ối trở nên đục.

Thai thải phân su: Nếu điều này gây ra nước ối đục, có thể là do em bé của bạn không được cung cấp đủ oxy. Từ đó, phân được thải trực tiếp vào buồng ối. Nếu mẹ bầu gặp phải trường hợp này, nên đến các cơ sở y tế hoặc liên hệ với đội ngũ y bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra, xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Nguyên nhân nước ối ít liên quan đến bất thường ở thai nhi

Nếu bạn thấy có ít nước ối trong tam cá nguyệt đầu hoặc tam cá nguyệt thứ 2, điều này là dấu hiệu cho thấy có thể thai nhi có dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp thận của bé không phát triển đúng cách hoặc đường dẫn tiểu bị tắc, thai nhi sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì thể tích nước ối.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị chẩn đoán là thiểu ối?

Nếu bị chẩn đoán là thiếu nước ối, bác sĩ sẽ theo dõi sát thai nhi để chắc chắn rằng con vẫn tiếp tục phát triển bình thường hoặc nếu bạn đang gần đến ngày dự sinh, có thể bạn sẽ được khởi phát chuyển dạ. Trong một số trường hợp, ví dụ như mẹ bầu bị tiền sản giật nghiêm trọng hoặc thai nhi không phát triển bình thường trong tử cung thì cần phải sinh con sớm.

Mực nước ối thấp làm tăng khả năng gây biến chứng trong thời gian chuyển dạ, bởi vì thể tích nước ối thấp sẽ làm cho các cử động của bé hoặc các cơn co thắt của bạn gây đè ép lên dây rốn. Trong thời gian chuyển dạ, bác sĩ đặt một ống thông mềm qua cổ tử cung để có thể bơm một lượng dịch (thường là nước muối sinh lý) vào túi nước ối để giảm nguy cơ chèn ép dây rốn. Nếu thai nhi không thể vượt qua một cách an toàn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh mổ.

Nước ối góp phần rất quan trọng đối với mẹ bầu trong những tháng thai kỳ. Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp mẹ bầu có những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé!

Phản xạ nuốt của trẻ là một quá trình sinh lý có từ rất sớm, ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao quanh bởi chất lỏng là nước ối. Vậy thì, "trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?" còn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ tinh, khi đó buồng ối nằm độc lập trong mầm phôi, chứa dịch kẽ của phôi. Từ ngày 12 đến ngày 28 sau thụ tinh, tuần hoàn rau thai được thành lập, và có sự thẩm thấu giữa tuần hoàn và nước ối.

Nước ối sau khi được tạo ra từ 3 nguồn trên lại được tái hấp thu trở lại thông qua hệ tiêu hóa của thai nhi và nội sản mạc. Nước ối luôn được tái tạo, vào cuối thời kỳ có thai, nước ối đổi mới 3 giờ/lần, tức khoảng 4 - 8 lít/ngày. Sự tái tạo này tăng dần đến khi thai đủ ngày và giảm dần sau đó.

Về màu sắc, đầu thai kỳ, nước ối có màu trắng trong. Thai nhi càng lớn dần thì nước ối càng có màu trắng đục do chứa nhiều chất.

Nguyên nhân thiếu nước ối – Màng ối bị rò rỉ

Một vết rách nhỏ trong màng ối có thể làm cho nước ối thoát ra ngoài. Điều này có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến hơn khi bạn càng gần tới ngày sinh con. Mẹ bầu có thể nhận thấy sự rò rỉ nước ối nếu đồ lót bị ướt hoặc bác sĩ phát hiện ra trong quá trình thăm khám âm đạo. Vì vậy, bạn hãy nói cho bác sĩ biết nếu nghi ngờ màng ối bị rò rỉ.

Khi màng ối bị rách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và thai nhi, vì nó tạo ra điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào túi ối. Thỉnh thoảng, vết rách trong túi sẽ tự lành, tình trạng rò rỉ sẽ biến mất và mức nước ối sẽ trở lại bình thường. Trường hợp này thường gặp nếu sự rò rỉ xảy ra sau khi làm thủ thuật chọc ối. Còn màng ối rách nhiều hơn dẫn đến vỡ nước ối. Lúc này, bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

Vấn đề với nhau thai thường là nhau bong non, có nghĩa là một phần hay toàn bộ nhau thai tách ra thành tử cung. Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi thì thai nhi sẽ ngừng sản xuất nước tiểu làm cho lượng dịch ối thấp.