Tiềm Năng Du Lịch Của Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển du lịch vì nó được ưu đãi với vị trí thuận lợi về địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả một đường bờ biển dài hơn 3.000 km dọc theo nước với rừng cây xanh và cảnh quan hùng vĩ. Việt Nam tự hào có hơn 125 bãi biển và nằm trong danh sách 12 quốc gia hàng đầu cho những vịnh đẹp nhất trên thế giới. Du lịch đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam với kim ngạch xấp xỉ 200.000 tỷ đồng vào năm 2013. Trong Jan-Tháng Mười Một năm 2014, số lượng khách quốc tế ước đạt trên 7,2 triệu người.
Ngành Du lịch có phải lo thất nghiệp?
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho hay, hiện nay ở nước ta có khoảng 1,3 triệu lao động trong ngành Du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo bài bản về du lịch. PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Trưởng khoa Du lịch, trường đại học Văn Hiến, TP Hồ Chí Minh) nhận xét, tỉ lệ sinh viên ra trường từ các ngành Du lịch có việc làm như một bức tranh sáng dần, trong đó khoảng 70% trình độ đại học và cao đẳng, 80% trình độ trung cấp tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Với tốc độ phát triển du lịch trong những năm gần đây, ước tính đến năm 2020 ngành Du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng hơn 3 triệu việc làm cho các nhóm ngành du lịch và khách sạn. Tuy nhiên số lượng việc làm khổng lồ cũng kèm theo rất nhiều yêu cầu và thử thách. Một trong những đòi hỏi không thể thiếu của nhân viên Du lịch là kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống… Do đó, nhiều trường đào tạo du lịch hiện nay, trong đó có trường đại học Phú Xuân đã liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, doanh nghiệp khách sạn để xây dựng các chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn. Ngoài các khóa học chuyên môn, trường đại học Phú Xuân còn tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, đảm bảo cung cấp đủ hành trang cho sinh viên Du lịch.
Nếu nắm vững kiến thức chuyên môn và thành thạo các kỹ năng mềm, nhiều sinh viên năm 3, năm 4 ngành Du lịch của trường đại học Phú Xuân đã có thể tìm được việc làm với mức lương không nhỏ. Sau một năm tốt nghiệp, trên 95% sinh viên có việc làm phù hợp. Hơn thế nữa, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cơ hội được tiếp xúc với các bạn bè khắp năm châu, mở mang tri thức cũng là lý do thu hút hàng ngàn các bạn trẻ đã, đang và sẽ tham gia vào ngành công nghiệp không khói này.
Với những tiềm năng sẵn có, sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành và đội ngũ doanh nghiệp du lịch có nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta cùng tin tưởng, trong tương lai không xa, Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tích vượt bậc, trở thành mũi nhọn kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.
Ngày 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra chương trình "Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia" lần thứ I (National Tourism Industry Summit), góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà.
Chương trình tổ chức nhân ngày Du lịch Thế giới (27/9) và chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển xã hội hóa du lịch.
Phát biểu tại Đại hội, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia cho biết: "Nói về tiềm năng du lịch của Việt Nam, tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có tiềm năng lớn nhất về du lịch, các bãi biển của Việt Nam được xếp trong nhóm 15 các bãi biển đẹp của thế giới và ẩm thực Việt Nam nhất là “ẩm thực đường phố” luôn được xếp ở top đầu”.
"Tiềm năng là như vậy, nhưng năng lực cạnh tranh, năng lực phát triển du lịch của chúng ta lại chỉ ở mức “thường thường bậc trung” trong xếp hạng của thế giới. Vì vậy, Việt Nam nên tiếp tục tạo dấu ấn về phát triển kinh tế, bằng cách sáng tạo và phát triển du lịch. Đây cũng được coi là nền tảng để phát triển du lịch, có chính sách hút du khách du lịch”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Cũng tại Đại hội, ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam cho rằng: "Tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Nam là không giới hạn. Việt Nam có sự thu hút tuyệt vời mang đẳng cấp thế giới. Tôi ấn tượng sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam và những nơi tôi đã ghé thăm. Nếu so sánh, Việt Nam không hề thua kém các nước".
"Tôi nghĩ du lịch Việt Nam nên có tham vọng hơn trong việc làm thế nào để hướng tới thu hút nhóm du khách cao cấp”, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia cho biết.
Hiện tại, du lịch Việt Nam đang ngày một phát triển cả quy mô và chất lượng trong suốt những năm qua. Đặc biệt, du khách trong nước, quốc tế và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước.
Cụ thể, có năm du khách nước ngoài đến Việt Nam đạt hơn 18 triệu người, tương đương nhiều quốc gia có du lịch phát triển ở Đông Nam Á, chiếm 80% lượng khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam.
Không để du lịch dừng lại ở mức độ dịch vụ
Ngoài những thành tựu đã đạt được, du lịch Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội.
Ở đâu đó, du lịch chưa được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, thiếu chính sách phù hợp để du lịch phát triển, vận hành theo quy luật thị trường.
Tại Đại hội, Tiến sĩ Đinh Việt Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, Trưởng Ban tổ chức đã đánh giá về tầm quan trọng việc phát triển du lịch, ý tưởng, kế hoạch thúc đẩy phát triển hệ sinh thái du lịch địa phương thông qua các diễn đàn chuyên sâu được chia sẻ như: Xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của tương lai; quảng bá và mở rộng thị trường cho du lịch trong thời đại số; du lịch - xuất nhập khẩu và kết nối thương mại; mạng xã hội và truyền thông số phát triển thương hiệu du lịch quốc gia; du lịch làm đẹp và chữa bệnh; du lịch nông nghiệp…
Tại đây, nhiều nhà quản lý, chuyên gia, diễn giả cũng có những đóng góp tham luận nhằm làm rõ tầm nhìn, tiềm năng và thách thức trong phát triển du lịch, cũng như đưa ra các giải pháp thúc đẩy du lịch quốc gia.
Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, Phó tổng giám đốc NovaGroup đã đưa ra nhiều đề xuất để phát triển công nghiệp du lịch quốc gia. Cụ thể, theo bà Thùy Dương, so với các nước trên thế giới ngành du lịch của Việt Nam còn non trẻ, do đó chúng ta cần nhìn sang các quốc gia đã thành công trong ngành công nghiệp du lịch để học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu, sàng lọc để tạo thêm nét đặc thù, có bản sắc riêng, phù hợp với văn hóa dân tộc và áp dụng.
Về thực trạng liên kết vùng hiện nay, bà Thùy Dương cho rằng nhiều địa phương có nét tương đồng trong du lịch sinh thái, miệt vườn, chợ nổi, văn hóa lịch sử gắn với di tích, du lịch tâm linh... Ðiều này khiến du khách dễ có tâm lý đi một nơi đã biết hết và sẽ không trải nghiệm tiếp các vùng lân cận.
Bên cạnh đó hạ tầng kết nối giao thông thiếu đồng bộ, sự khác biệt về văn hóa ứng xử với du khách. Các khiếm khuyết này đã làm tỷ lệ khách du lịch quay trở lại rất thấp.
Để giải quyết vấn đề này, Phó tổng giám đốc NovaGroup đề xuất mỗi tỉnh, thành cần xác định một sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, MICE, wellness…) phù hợp với thế mạnh của địa phương. Ví dụ như Tây Ninh có nhiều đền chùa, phù hợp để phát triển du lịch tâm linh, hay Khánh Hòa phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, Bình Thuận có nhiều tiềm năng phát triển du lịch MICE…
Với tiềm năng, thế mạnh của mình, NovaGroup đề xuất và xin tiên phong thực hiện mô hình mẫu liên kết vùng: TP.HCM là HUB - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai - Phan Thiết Bình Thuận - Đà Lạt Lâm Đồng - Nha Trang Khánh Hòa.
Để việc liên kết được thuận lợi, thành công, bà Thùy Dương đề nghị cần thành lập Ủy ban Liên kết vùng với mỗi tỉnh, thành cử lãnh đạo tham gia vào Ủy ban. Tiếp đó, xác định mục tiêu chọn mô hình du lịch cho từng địa phương, các mô hình phải phù hợp với thế mạnh và tiện ích khả thi đi kèm; xác định nguồn lực thực hiện, xây dựng chính sách, chiến lược, phương thức kế hoạch thực hiện và phân công cụ thể để triển khai.
Ngoài ra, đẩy mạnh quảng bá truyền thông giáo dục cộng đồng thực hiện du lịch theo phương cách “mỗi người dân là một đại sứ du lịch”…
Thông qua Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia lần I năm 2023, có thể nhận thấy du lịch không chỉ là ngành dịch vụ, mà là một ngành công nghiệp và là một ngành kinh tế tổng hợp có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Chiều nay, trong khuôn khổ sự kiện sẽ diễn ra Đại hội cấp cao phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp du lịch quốc gia, với 5 chủ đề lớn được đề cập như: Y tế tái sinh và Thẩm mỹ công nghệ cao: Xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tương lai; Đổi mới sáng tạo, marketing và mở rộng thị trường cho du lịch trong thời đại số; Du lịch - xuất nhập khẩu, kết nối thương mại và pháp lý; Mạng xã hội và truyền thông số phát triển thương hiệu du lịch quốc gia; Kinh tế đêm và phát triển ẩm thực trong công nghiệp du lịch.