Vi Phạm Pháp Luật Khi Chia Sẻ Thông Tin Số
Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vi phạm pháp luật.
Học sinh vi phạm luật Giao thông
Hiện có khoảng 500.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại quốc gia này. Sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt là nhờ quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước ngày một phát triển. Tuy nhiên thực tế, số lượng người Việt vi phạm pháp luật tại Nhật đang gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và uy tín của cộng đồng.
22 người Việt Nam bị bắt vì tình nghi ăn trộm 191 xe ô tô; vụ ăn trộm quần áo của hãng Uniqlo tại 2 tỉnh Fukuoka và Kumamoto: Tất cả các nghi phạm đều là người Việt; bắt 2 người Việt xâm nhập gia cư bất hợp pháp, một trong số đó đã hơn 30 lần thực hiện hành vi này.
3 vụ việc liên quan đến người Việt Nam vi phạm pháp luật được báo chí Nhật Bản đăng tải chỉ trong vòng một tuần qua.
"Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, công viên, khu vui chơi giải trí, địa điểm công cộng nào mình cũng thấy bên cạnh tiếng Trung còn có thêm cả cảnh cáo bằng tiếng Việt . Mình thấy khá là buồn vì một số cảnh cáo liên quan đến vấn đề trộm cắp, an ninh trật tự", chị Đặng Phương Linh, Tokyo, Nhật Bản, chia sẻ.
"Mình nhớ là năm 2014 bắt đầu rộ lên tin tỉ lệ tội phạm người Việt gia tăng ở Nhật Bản. Mình cũng từng gặp người Nhật có thái độ miệt thị khi biết mình là người Việt", chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tokyo, Nhật Bản, cho biết.
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này là số lượng thực tập sinh kỹ năng sang làm việc tại Nhật Bản gia tăng. Nhiều người đã ôm một khoản nợ lớn trước khi sang Nhật.
Không biết tiếng, thiếu hiểu biết pháp luật, bị lôi kéo cùng với lòng tham làm giàu nhanh, không ít người đã vô tình hoặc cố ý vi phạm pháp luật. Trong bối cảnh này, các Hiệp hội người Việt tại Nhật đã nỗ lực cùng chính quyền địa phương có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu số lượng người Việt Nam vi phạm pháp luật.
"Hội người Việt tại Ibaraki đã tổ chức những buổi tư vấn luật miễn phí nhằm giúp đỡ cho người Việt khó khăn, đồng thời cũng làm giảm số lượng người Việt Nam bỏ trốn", anh Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Ibaraki, Nhật Bản, cho hay.
"Chính quyền Nhật Bản sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền đến người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam, in các tờ quảng cáo bằng tiếng Việt, có tổng đài tư vấn bằng tiếng Việt. Đặc biệt, tại các địa phương sẽ có nhân viên người Việt Nam để cung cấp thông tin về pháp luật, về đời sống", anh Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản, thông tin.
Để khắc phục thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có biện pháp xử lý mạnh hơn đối với cả những doanh nghiệp để lao động Việt sang Nhật bỏ trốn, phạm tội. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức cho người lao động. Việc tôn trọng pháp luật nước sở tại không chỉ giữ gìn hình ảnh của cộng đồng người Việt, mà còn bảo vệ lợi ích của chính mỗi cá nhân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!