Bạn có bao giờ để ý đến lá cờ của 5 quốc gia Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển. Chúng đều có kết cấu và hình dạng tương tự, chỉ khác đôi chút về màu sắc. Vậy chúng có liên quan hay họ hàng gì với nhau hay không? Cùng VTourist tìm hiểu về câu chuyện này nhé!!!

Tại sao các nước Bắc Âu có lá cờ giống nhau?

Như bạn thấy lá cờ của họ đều có chung 1 biểu tượng là cây thánh giá, biểu tượng của Kito giáo. Trong lịch sử cờ được sử dụng bởi vua và các nhà cai trị, nhất là trong những trận chiến.

Tuy nhiên, lá cờ không dùng để đại diện cho quốc gia mà mục đích chính là giúp những người lính phân biệt quân ta với quân địch. Lá cờ cây thánh giá lần đầu tiên được sử dụng bởi Đan Mạch, gắn liền với Kitô giáo.

Cờ Đan Mạch được sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là lá cờ được sử dụng lâu đời nhất trên thế giới. Hiện vẫn còn được sử dụng. 4 quốc gia Bắc Âu còn lại chỉ là lấy cảm hứng từ mẫu thiết kế của Đan Mạch.

Sự tương đồng của Quốc kì các nước Bắc Âu

Cờ Bắc Âu mô tả một số cờ mang thiết kế Thánh giá Bắc Âu hoặc Scandinavia. Một biểu tượng chữ thập trong một nền chữ nhật, với trung tâm của cây thánh giá nằm gần về phía cán cờ. Mỗi lá cờ đều có câu chuyện của riêng mình và gắn liền với sự hình thành của mỗi quốc gia. Đó có thể là sự đô hộ của một đế chế, sự phát triển của một tôn giáo hay các lý do lịch sử khác. Những lá cờ chính là một tiếng nói chung của các nước tưởng chừng không hề liên quan đến nhau. Nhưng mà lại có cùng văn hóa, lịch sử đôi khi là cả gốc gác dân tộc.

Hãy đến ngay VTourist để nhận cơ hội du lịch ngay đến các nước Bắc Âu và tìm hiểu văn hoá nơi đây nhé! TOUR BẮC ÂU 11N10Đ

Ý nghĩa của lá cờ Việt Nam là gì? Hành vi xúc phạm đến lá cờ Việt Nam bị xử lý thế nào? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Hành vi xúc phạm đến lá cờ Việt Nam bị xử lý thế nào?

Tại Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca như sau:

Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ý nghĩa của lá cờ Việt Nam là gì?

Lá cờ Việt Nam là Quốc kỳ của đất nước Việt Nam.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 13  Hiến pháp 2013 quy định Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Ý nghĩa của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến.

Quy định về treo cờ Việt Nam

Tại Điều lệ 974 - TTg năm 1956 quy định về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như sau:

- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.

- Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:

+ Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19/5,

+ Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19/8,

Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.

- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …

Treo quốc kỳ của ta với quốc kỳ các nước khác

Quốc kỳ của ta cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:

- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ,

- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón (nhà ga, bến tàu…) và nơi Đoàn ở.

Đón các Đoàn thể nhân dân các nước bạn hoặc nước ngoài thì không treo quốc kỳ.

- Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,

- Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.

- Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.

- Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.

- Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Các nước Bắc Âu có liên quan đến nhau hay không?

Câu trả lời là có. Khu vực Bắc Âu là nơi sinh sống của hơn ¾ người Scandinavia (có tổ tiên chung là người Bắc Âu cổ). Họ có những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau.

Trong thế kỷ 19, đã từng có những phong trào kêu gọi đoàn kết và thống nhất tộc người Scandinavia. Bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển vào một đất nước, nhưng thất bại.

Sự phát triển kinh tế của các quốc gia Bắc Âu

Tuy vậy, điều đó đã thúc đẩy sự hợp tác trên nhiều phương diện giữa 3 quốc gia này và mở rộng sang Phần Lan cùng Iceland vào thế kỷ 20. Họ cùng nhau thành lập Hội đồng Bắc Âu và Hội đồng Bộ trưởng Bắc Âu. Vì vậy, Scandinavia đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa để chỉ các nước Bắc Âu.

Nếu các nước Bắc Âu thống nhất thành một quốc gia, họ sẽ có tổng diện tích 3.426.000 km², lớn thứ 7 thế giới. Theo quỹ tiền tệ quốc tế năm 2018, GDP danh nghĩa của họ sẽ là khoảng 1.675 tỷ $, đứng thứ 11 thế giới, xếp sau Canada và trước Hàn Quốc.

Tuy nhiên, nếu xét về mức sống, không một khu vực nào trên thế giới “giàu có” bằng các nước Bắc Âu. (IMF-2019) Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là của Phần Lan với 49.800$ – xếp thứ 14 thế giới. của Thụy Điển là 53.800 $ – xếp thứ 11.  Đan Mạch là 60.700 $- xếp thứ 9. Iceland là 74.200$ – xếp thứ 5. Cao nhất là của Na Uy vs 81.700 $ – xếp thứ 3 thế giới.

Ngoài ra, các nước Bắc Âu đều thuộc top đầu các quốc gia có giáo dục tốt nhất. Có khả năng cạnh tranh kinh tế cao trong khu vực; quyền tự do dân sự, chất lượng cuộc sống và phát triển con người đều ở mức rất cao.